
Chân tự nhiên bị sưng phù đau nhức là một trong những triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn. Thông thường sẽ xuất hiện sưng phù ở các vị trí như mắt cá chân, cẳng chân và mu bàn chân. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Mục lục:
Chân tự nhiên bị sưng phù đau nhức là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng chân bị sưng phù và đau nhức. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở những phụ nữ đang trong quá trình mang thai và bệnh nhân vừa mới phẫu thuật. Ngoài ra, đây cũng có thể là một trong những triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn khó chịu khi sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Phụ nữ đang trong thai kỳ
Chân bị sưng phù khi mang thai thường bắt gặp ở hầu hết các chị em đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Hiện tượng này sẽ hết sau khi bạn sinh con xong. Ngoài chân phù, chị em còn có thể bị thêm một số các triệu chứng khác như đau đầu, đau bụng, táo bón, đi tiểu nhắt, buồn nôn, tăng huyết áp,…Khi phát hiện ra những triệu chứng này bạn cần liên hệ với bác sĩ để loại trừ dấu hiệu của tiền sản giật.

Bạn có thể massage chân hàng ngày, chườm lạnh, kê chân cao khi ngủ, hoặc mang vớ nén để giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị phù chân. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm nhiều nước, chất xơ và hạn chế ăn nhiều muối để giúp giảm tình trạng phù nề.
Chân bị sưng phù do suy tim phải
Thành mạch bị tổn thương làm cho gia tăng tính thấm nên gây ra hiện tượng phù. Ngoài ra khi bị suy tim phải, máu của người bệnh sẽ bị tắc nghẽn ở tuần hoàn ngoại vi từ đó gây nên hiện tượng phù chân. Ban đầu có thể chỉ xuất hiện ở 2 chân, nhưng để lâu ngày sẽ gây phù cả cơ thể, vận động nhiều cũng khiến tình trạng phù tăng lên. Hơn nữa nó còn kèm theo triệu chứng đi tiểu ít, khó thở, ho nhiều,…
Người bị tắc tĩnh mạch xuất hiện sưng phù chân
Khi tĩnh mạch bị tắc nghẽn, máu sẽ khó lưu thông được và hình thành nên các cục máu đông. Điều này sẽ gây ra sự chèn ép nặng nề và đẩy máu ra khỏi tĩnh mạch đến các mô kẽ, và gây ra sưng phù chân. Các cục máu đông dễ hình thành ở những người bị béo phì, suy tim, ung thư, phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai, người thường xuyên hút thuốc lá,…
Bên cạnh đối tượng bị tắc tĩnh mạch, những bệnh nhân bị tắc nghẽn đường bạch huyết hoặc suy giãn tĩnh mạch chi dưới cũng có nguy cơ bị sưng phù chân.
Bệnh gan gây nên sưng phù chân
Người mắc bệnh xơ gan có thể để lại sẹo, nó ngăn chặn sự tuần hoàn của máu tới gan, làm cho huyết áp tăng cao đồng thời lượng albumin sản xuất ra nhiều hơn, dẫn đến chân bị sưng và đau nhức.
Những trường hợp bệnh nhân xơ gan cần duy trì cân nặng ở mức độ cho phép, dùng thuốc theo sự giám sát của bác sĩ đồng thời làm phẫu thuật nếu được bác sĩ chỉ định.

Sưng phù chân là triệu chứng của bệnh thận
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng lại điện giải và tham gia vào quá trình lọc máu cho cơ thể. Khi chức năng của thận suy giảm, nó sẽ tự đào thải đạm ra ngoài và gây ra phù chân. Bên cạnh đó, người bệnh thận còn có một số dấu hiệu khác như mệt mỏi, ngủ không sâu giấc, tiểu ít, tiểu đêm, khó thở, đau ngực, huyết áp tăng cao,…
Để điều trị bệnh lý này, người bệnh có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc như thuốc giảm cholesterol, thuốc lợi tiểu, thuốc điều hòa huyết áp,…Ngoài ra, cần nạp vào cơ thể những thực phẩm ít đạm, đồng thời bổ sung thêm nhiều vitamin D và canxi.
Sưng phù chân do chấn thương
Khi bị một số chấn thương ở chân như bong gân hay gãy xương cũng có thể gây nên hiện tượng sưng đỏ, đau nhức. Để giảm triệu chứng đau và sưng tấy, bạn nên nghỉ ngơi, kê chân cao hơn tim để máu lưu thông tốt hơn, và chườm đá lạnh để giúp giảm sưng tại các vùng bị thương.
Chân phù nề do thời tiết oi bức
Khi trời nóng bức, các tĩnh mạch bị giãn ra nhằm điều hòa nhiệt độ cho cơ thể. Thế nhưng lúc này, tĩnh mạch có thể không dẫn truyền máu đến tim được, làm cho tích tụ chất lỏng ở bàn chân hoặc mắt cá chân.
Để làm mát cho cơ thể và máu được tuần hoàn tốt hơn, bạn có thể ngâm chân với nước mát, vận động chân nhịp nhàng, uống nhiều nước,…
Chân phù nề vì uống rượu bia
Rượu bia là những chất kích thích có khả năng giữ nước trong cơ thể và làm chân phù nề. Trường hợp này không đáng lo ngại vì sưng, phù nề chân sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều rượu bia vì có thể gây ra một số bệnh lý khác.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh và phải dùng một số loại thuốc chống viêm không steroid, corticosteroid, thuốc chống trầm cảm, thuốc kiểm soát tiểu đường, thuốc huyết áp, thuốc kích thích hoocmon,…cũng có thể gây nên sưng phù chân. Hơn nữa còn có thể gây sưng phù toàn cơ thể đặc biệt là tích tụ nước tại mặt và bụng. Với những trường hợp này, cần bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn thực phẩm mát, lợi tiểu, đồng thời ăn ít muối để giảm khả năng giữ nước.
Cách giảm triệu chứng chân bị sưng phù đau nhức
Tăng cường ăn thực phẩm giàu Kali
Sự thiếu hụt kali góp phần làm giữ nước và tăng huyết áp, cho nên bạn nên cân nhắc để bổ sung thực phẩm giàu kali vào khẩu phần ăn của mình. Một số loại thực phẩm giàu kali như khoai lang, chuối, cá hồi, gà, đậu,…
Massage chân
Massage rất tốt cho bàn chân khi bị phù nề và cũng có tác dụng thư giãn cho cơ thể. Hãy xoa bóp bàn chân về phía tim bằng những thao tác vuốt mạnh và hơi ấn. Việc này làm cho chất lỏng được di chuyển sang khu vực khác và giảm sưng.

Kiểm soát cân nặng
Thừa cân có thể làm giảm lưu thông máu và gây sưng tấy ở các chi, và cũng gây nên áp lực cho bàn chân đồng thời làm đau nhức khi di chuyển. Lúc này bạn sẽ lười vận động hơn và càng tạo điều kiện để chất lỏng tích tụ ở bàn chân. Cho nên cần kiểm soát cân nặng để giảm bớt căng thẳng cho bàn chân và giảm sưng phù cho chân.
Giảm hàm lượng natri cho mỗi khẩu phần ăn
Giảm lượng natri có thể giúp bạn giảm sưng phù cho cơ thể. Cho nên hãy chọn những thực phẩm có hàm lượng natri thấp đồng thời cố gắng giảm tối đa hàm lượng muối cho mỗi bữa ăn của bạn.
Bổ sung thêm những thực phẩm nhiều Magie
Thiếu magie cũng có thể gây nên tình trạng giữ nước cho cơ thể, vì thế bạn cần hấp thụ thêm những thực phẩm chứa magie như hạt điều, đậu hũ, quả hạnh, rau bina, socola đen, bơ, bông cải xanh,…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày nạp vào cơ thể từ 200 – 400mg magie có thể giúp giảm sưng tấy. Tuy nhiên nếu bạn đang bị bệnh thận hoặc tim thì nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chứa nhiều magie.
Tập thể dục hàng ngày
Ngồi yên một chỗ hoặc đứng một nơi trong khoảng thời gian dài cũng dẫn đến sưng bàn chân. Vì vậy bạn nên cố gắng vận động đều đặn, có thể chỉ đơn giản là đi bộ nhẹ nhàng xung quanh nơi làm việc để giúp máu được lưu thông cũng như hạn chế được sự tích tụ của các chất lỏng trong các mô kẽ.
Uống nhiều nước
Các chuyên gia khuyến nghị nên tiêu thụ 8 – 10 cốc nước mỗi ngày nhằm loại bỏ hàm lượng natri dư thừa và các chất thải gây sưng tấy ra khỏi cơ thể. Khi cơ thể mất nước, nó sẽ tự động giữ chất lỏng dự trữ dẫn đến sưng bàn chân và mắt cá chân, vì thế hãy luôn nhớ uống đủ nước mỗi ngày nhé.
Kê chân cao
Khi có dấu hiệu đầu tiên của sưng tứ chi, bạn nên kê cao chân để tăng lưu lượng máu. Cố gắng chống chân lên, tốt nhất là cao hơn tim, với khoảng thời gian 20 phút. Bạn cũng có thể làm điều này nếu bạn đang mang thai để ngăn ngừa sưng tấy ngay từ đầu.
Tạm kết
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây chân sưng phù đau nhức mà sẽ có những biện pháp khắc phục khác nhau, không phải lúc nào cũng hiệu quả đối với tất cả mọi người. Chân tự nhiên bị sưng phù đau nhức có thể do nhiều bệnh lý tiềm ẩn gây nên, nếu không có phương pháp khắc phục tại nhà nào làm giảm triệu chứng hoặc bạn nhận thấy xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác đi kèm với sưng tấy, hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cụ thể. Mong rằng những thông tin vừa rồi sẽ hữu ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình.